Đứng thứ 2 trên thế giới về độ phổ biến và phủ sóng, tiếng anh không còn là ngôn ngữ quá xa lạ gì với chúng ta nữa. Như bao thứ tiếng khác, với xuất phát điểm không vững chắc hay thậm chí là “ mất gốc ” thì việc học tiếng anh trở nên vô cùng khó khăn. Dù cho có làm bài tập, tự “ cày ” tự ôn, download mọi thể loại tài liệu về học cũng chẳng thể khiến bạn sử dụng ngoài đời thực. Vậy tại sao học tiếng anh từ con số 0 lại khó khăn như vậy nhỉ ? Cùng Eseed Language Academy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !
1.KHÔNG CÓ NỀN TẢNG CƠ BẢN
Khi mất gốc, ta sẽ không có nền tảng quan trọng như ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Ví chúng như những ” viên gạch ” vì nếu không có thì sẽ chẳng xây được ” ngôi nhà ” bởi mọi thứ rất mơ hồ và rời rạc. Gặp những khái niệm phức tạp hơn rồi đọc đoạn văn hoặc bài văn ngắn, bạn sẽ chẳng hiểu gì. Không thấy được cái hay, cái đẹp của từ ngữ sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào trình trạng nản, mất động lực và dần dần từ bỏ.
2.KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG, CỤ THỂ
( Nguồn : I N I C I O )
Xuất phát điểm từ con số 0, việc tự xây dựng hoặc lựa chọn cho bản thân một lộ trình rõ ràng cụ thể dường như là không thể. Tìm kiếm trên internet với vô vàn nguồn tài liệu, khoá học, tips tricks,… nhưng không đúng trình độ của bản thân, gây ra mông lung trong việc học. Cảm giác mơ hồ, không biết bắt đầu từ đâu thường gây ra tình trạng học lan man, không đúng trọng tâm và làm giảm hiệu quả học tập. Hơn nữa, học mà không có định hướng dễ khiến ta cảm thấy rằng chẳng có cải thiện tiến bộ gì và từ đó mất thêm động lực.
3.KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HIỂU TÀI LIỆU
( Nguồn : teachmag )
Đa phần những tài liệu tự học trên internet thường được thiết kế cho những người đã có kiến thức cơ bản. Chính vì điều đó nên khi đọc những tài liệu này sẽ khiến cho những bạn mất gốc gặp rất nhiều khó khăn. Sử dụng cách giải thích nặng tính học thuật, từ ngữ cao siêu so với trình độ sẽ làm cho bạn cảm thấy không hiểu được bất kì điều gì. Cảm giác lo lắng và thất bại dần hình thành trong đầu và khiến bạn bỏ cuộc.
4.NHỒI NHÉT KIẾN THỨC KHÔNG HIỆU QUẢ
( Nguồn : thespark )
Một sai lầm mà rất nhiều bạn mắc phải là cố gắng học thật nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, với hy vọng ” về bờ ” càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, không giống như học vẹt, thuộc lòng mà việc học ở đây cần thời gian để ghi nhớ thông tin và được não bộ xử lí. Việc ” nhồi nhét ” quá nhiều khiến cho khả năng tiếp thu của ta bị giảm đi do não bộ bị ” overload “.
5.HỌC VẸT KHÔNG CÓ TÁC DỤNG LÂU DÀI
( Nguồn : varthana )
Nhồi nhét không vào thường sẽ gây ra tình trạng học vẹt, ta có thể nhớ một danh sách từ vựng dài hoặc các ngữ pháp. Nhưng nếu không sử dụng và ứng dụng trong thực tế, nên sẽ quên rất nhanh bởi ngôn ngữ cần được sử dụng liên tục. Học tiếng anh là một quá quá trình tích luỹ từng chút một chứ không thể ” gói gọn ” toàn bộ hết trong vòng một vài đêm.
6.THIẾU MÔI TRƯỜNG THỰC HÀNH
( Nguồn : thoughtco )
Ngôn ngữ không chỉ là lý thuyết trên giấy, mà là công cụ giao tiếp nên nếu học mà không thực hành trong đời thật sẽ chẳng thể tiến bộ được. Điều này đặc biệt quan trọng với các kỹ năng nghe và nói, đó là 2 kỹ năng đòi hỏi sự tương tác liên tục với ngôn ngữ. Đối với người mất gốc,việc không có môi trường để thực hành giao tiếp bằng tiếng anh khiến bạn dễ dàng bị mắc kẹt ở giai đoạn ” học nhưng không dùng được “.
7.KHÔNG CÓ NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐỂ SỬA LỖI
( Nguồn : seeafricatoday )
Một khó khăn lớn khác của việc tự học khi mất gốc là bạn không có ai để hướng dẫn và sửa lỗi cho mình, ta có thể không nhận ra những lỗi sai cho phát âm, từ vựng, ngữ pháp. Những lỗi sai đó khi lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen nếu không được sửa ngay từ đầu và sau đó sẽ càng khó hơn để nắn chỉnh lại.
8.KHÔNG ĐỦ ĐỘNG LỰC VÀ KIÊN TRÌ
( Nguồn : FluentU )
Việc học tiếng Anh là một quá trình dài và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Khi không thấy được tiến bộ nhanh chóng, ta sẽ dễ cảm thấy nản chí và mất động lực. Đặc biệt với người mất gốc, việc không thấy rõ sự thay đổi trong thời gian ngắn có thể khiến ta muốn từ bỏ
LÀM BÀI TEST ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ, LIỆU CÓ CẦN THIẾT HAY KHÔNG ?
Một trong những cách để thay đổi được tình trạng mất gốc, và xây dựng lại nền tảng vững chắc chính là phải làm bài test trình độ. Bài test này giúp ta nhận ra được ta đang ” ở đâu ” trên chặng đường học tiếng anh. Điều này giúp ta hiểu rõ khả năng, điểm mạnh yếu và biết cần khắc phục cái gì. Bài test không chỉ giúp xác định được trình độ hiện tại mà còn giúp bạn chọn đúng lộ trình học, phương pháp và tài liệu phù hợp. Việc có một kế hoạch học tập rõ ràng và lộ trình phát triển từng bước sẽ không gây ra cho ta cảm thấy mơ hồ hay nản chí trong quá trình học.
TÓM LẠI
Dù không hề dễ dàng nhưng việc học tiếng anh từ mất gốc không phải là không thể. Bạn cần kiên trì, chăm chỉ và có một lộ trình học tập rõ ràng kết hợp với phương pháp phù hợp cho bản thân, tham khảo tại đây. Đừng cố nhồi nhét quá nhiều kiến thức tại cùng một thời điểm mà nên chia nhỏ ra và thực hành chúng liên tục. Học là một quá trình, không phải ngày một ngày hai nên hãy chăm chỉ và kiên định với bản thân và đừng từ bỏ.