IELTS WRITING : PHRASAL VERBS THÔNG DỤNG VÀ PHỔ BIẾN CỦA ” MAKE “

Vừa đơn giản vừa quen thuộc, từ ” make ” khi xuất hiện dưới dạng các phrasal verbs lại mang nghĩa vô cùng thú vị. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo các phrasal verbs là vô cùng quan trọng, giúp bài thi WRITING và SPEAKING trở nên tự nhiên, mượt mà hơn. Không chỉ mở rộng vốn từ vựng mà cụm động từ sẽ giúp ta thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về tiếng anh, khả năng dùng từ như người bản xứ. Hãy cùng Eseed Language Academy tìm hiểu top 10 phrasal verbs hay còn gọi là cụm động từ thông dụng, phổ biến thông qua bài viết dưới đấy nha !

1. Make up (something) :

Khi mô tả một tình huống liên quan đến sự dối trá hoặc tưởng tượng, cụm động từ này giúp thể hiện ý tưởng sắc nét hơn.
Nghĩa: Bịa chuyện, tạo ra điều không có thật.
Ví dụ: She made up a story to explain why she was late.
( Cô ta viện ra một cái cớ cho việc đi muộn của mình )

2. Make out (something) :

Cụm từ này để miêu tả một biểu đồ hoặc đồ thị khó hiểu, nhấn mạnh khả năng phân tích của bản thân
Nghĩa: Hiểu hoặc nhìn điều gì đó khó khăn.
Ví dụ: It’s hard to make out the details from such a distance.
( Thật khó để nhìn rõ các chi tiết từ khoảng cách này )

3. Make up (with someone) :

Sử dụng cụm này khi kể về những mối quan hệ cá nhân, hoặc cách giải quyết các vấn đề trong giao tiếp.
Nghĩa: Làm hòa sau một cuộc cãi vã.
Ví dụ: After their argument, they made up with each other.
( Sau khi cãi nhau, họ đã làm lành với nhau )

4. Make up for (something) :

Hữu ích khi nói về cách sửa chữa sai lầm, đặc biệt trong những chủ đề liên quan đến trách nhiệm cá nhân
Nghĩa: Bù đắp cho sai lầm hoặc sự thiếu sót.
Ví dụ: He tried to make up for his mistake by working extra hours
( Anh ấy đã cố gắng bù đắp lỗi lầm của mình bằng cách làm thêm giờ )

5. Make up (your mind) :

Một cụm từ quan trọng khi bạn cần thể hiện quá trình ra quyết định trong cả Speaking và Writing
Nghĩa: Quyết định về điều gì đó.
Ví dụ: You need to make up your mind soon
( Bạn cần phải đưa ra quyết định sớm )

6. Make do (with something) :

Thích hợp khi thảo luận về khả năng thích nghi trong điều kiện khó khăn hoặc giới hạn nguồn lực
Nghĩa: Chấp nhận điều kiện hiện tại dù không đủ.
Ví dụ: We had to make do with what we had.
( Chúng tôi phải làm những gì chúng tôi có )

7. Make over (something) :

Sử dụng phrasal verb này trong các bài viết về phát triển đô thị hoặc cải thiện kinh tế, cải thiện, sáng tạo
Nghĩa: Cải tạo hoặc thay đổi diện mạo.
Ví dụ: They made over the old house into a modern one
( Họ đã cải tạo ngôi nhà cũ thành một ngôi nhà hiện đại )

8. Make up for lost time :

Sử dụng khi thảo luận về cách xử lý những dự án bị trì hoãn hoặc quản lý thời gian hiệu quả
Nghĩa: Bù đắp thời gian đã mất.
Ví dụ: They worked extra hours to make up for lost time.
( Họ làm thêm giờ để bù lại thời gian đã mất )

9. Make out (like) :

Cụm từ này cực kỳ hữu ích trong các chủ đề liên quan đến đạo đức, trung thực và sự giả dối
Nghĩa : Giả vờ như điều gì đó là thật
Ví dụ: He made out like he knew everything, but he didn’t.
Anh ta tỏ ra như thể anh ta biết mọi thứ, nhưng anh ta không biết

10. Make up (to someone) :

Sử dụng cụm từ này khi cần nói về cách khắc phục các mâu thuẫn trong giao tiếp
Nghĩa: Đền bù hoặc chuộc lỗi với ai đó.
Ví dụ: I tried to make up to him after forgetting his birthday.
( I tried to make up to him after forgetting his birthday. )

Thông qua bài viết trên, Eseed hy vọng bạn đã nắm được tầm qua trọng và một số phrasal verbs thông dụng của ” make “. Việc học và biết cách vận dụng chúng không phải là một sớm một chiều nên đừng quá áp lực và cảm thấy hoang mang nếu bạn chưa thể nhớ hết. Nếu bạn đang mắc kẹt với tình trạng band điểm của mình ” dậm chân tại chỗ ” suốt một thời gian dài thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để sớm ngày ” về đích ” nha !