I. Tổng quan về dạng Short Answer Question trong bài thi IELTS Listening
Dạng bài Short Answer Question trong bài IELTS Listening sẽ đưa ra những câu hỏi và yêu cầu bạn trả lời một cách ngắn gọn (thường từ 1-3 từ) bằng những thông tin từ bài nghe. Quy định về giới hạn từ sẽ được nêu rõ trong bài.
Dạng bài Short Answer Question sẽ thường xuất hiện ở Part 2 trong bài thi IELTS Listening. Chủ đề dạng bài sẽ xoay quanh cuộc hội thoại và thảo luận về chuyến dã ngoại hoặc hướng dẫn về địa điểm du lịch.
II. Các phương pháp và kỹ thuật làm bài
1. Đọc và phân tích kỹ đề bài
Thí sinh cần đọc và hiểu rõ yêu cầu câu hỏi. Xác định bao nhiêu từ giới hạn quy định cho từng câu trả lời. Mỗi bài sẽ có từng yêu cầu về giới hạn từ khác nhau. Tuy nhiên, liệu các bạn đã hiểu đúng về các kiểu giới hạn từ khác nhau trong IELTS Listening?
Hãy cùng IELTS Mentor nhìn qua những kiểu giới hạn từ phổ biến nhé:
ONE WORD ONLY: Bạn chỉ được nhập vào một từ duy nhất.
Ví dụ, nếu câu trả lời là “a clock”, bạn nên viết “clock”. Sử dụng nhiều hơn một từ trong trường hợp này sẽ không chính xác.
ONE WORD AND/OR A NUMBER: Câu trả lời của bạn có thể là một từ, một số hoặc sự kết hợp của một từ và một số.
Ví dụ, ” August”, “27th”, hoặc “27th August” đều là các câu trả lời chấp nhận được.
NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER: Câu trả lời của bạn không được vượt quá hai từ và/hoặc một số.
Điều này có nghĩa là câu trả lời của bạn có thể là một từ, một số, một từ và một số, hai từ, hoặc hai từ và một số. Ví dụ, “27 City Road ” là một câu trả lời hợp lệ. Nếu bạn thấy hướng dẫn này, hầu hết các câu trả lời đúng sẽ là hai từ hoặc hai từ và một số.
NO MORE THAN THREE WORDS: Câu trả lời của bạn không được vượt quá ba từ.
Điều này có nghĩa là câu trả lời của bạn có thể là một từ, hai từ hoặc ba từ. Khi bạn nhìn thấy hướng dẫn này, hầu hết các câu trả lời đúng thường yêu cầu ba từ.
Ví dụ trong trường hợp bài mẫu của chúng ta là NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER. Do đó, chúng ta có thể điền đáp án có tối đa là 3 từ và một số đi kèm nữa.
2. Chú ý đến từ khóa
Trước khi nghe, thí sinh nên gạch chân từ khóa (keywords) trong bài, các từ khóa đấy có thể là danh từ, động từ, tính từ và từ để hỏi. Việc làm này sẽ giúp các bạn xác định được rõ và đúng yêu cầu đề bài cũng như diễn biến của bài nghe.
Cụ thể trong trường hợp này, các keywords nên gạch có thể là:
Việc hiểu rõ loại câu hỏi được yêu cầu giúp bạn xác định thông tin trong bài nghe dễ dàng và chính xác hơn.
3. Dự đoán câu trả lời
Phần 3 của việc chuẩn bị trước khi nghe bao gồm việc dự đoán các câu trả lời có thể xuất hiện dựa trên thông tin từ khóa và loại câu hỏi được đưa ra. Dự đoán câu trả lời có thể giúp tập trung vào các thông tin quan trọng khi nghe bài nói.
Dựa trên loại câu hỏi và từ khóa đã gạch chân:
- How did the students do their practical sessions? ……………
Dự đoán: Students did practical sessions in a laboratory or hands-on training.
- In the second semester how often did Kira work in a hospital? ……………
Dự đoán: Kira worked in a hospital during the second semester maybe once a week or twice a month.
- How much full-time work did Kira do during the year? ……………
Dự đoán: Kira might have done part-time or full-time work during the year, possibly mentioning specific hours or duration.
- Having completed the year, how does Kira feel? ……………\
Dự đoán: Kira might feel satisfied, challenged, exhausted, or accomplished after completing the year.
- In addition to the language, what do overseas students need to become familiar with? ……………
Dự đoán: Overseas students might need to familiarize themselves with the culture, customs, or educational systems in addition to learning the language.
Việc dự đoán này không chắc chắn sẽ đưa ra các câu trả lời chính xác, nhưng có thể giúp tập trung vào những thông tin cần thiết khi nghe và tìm kiếm các chi tiết liên quan đến câu hỏi.
4. Tập trung trong quá trình nghe
Bài thi IELTS Listening chỉ cho phép thí sinh nghe 1 lần duy nhất. Vì vậy trong quá trình nghe, bạn phải tập trung cao độ vào việc lắng nghe và hiểu ý speaker nói trong bài. Hãy chú ý đến từ ngữ được paraphrase thay vì nhìn chằm chằm vào các từ ngữ có ở trong bài vì không phải lúc nào bài nghe cũng sẽ lặp lại đúng từ có ở trong bài và điều này sẽ dễ làm thí sinh rối cũng như bỏ lỡ thông tin trong lúc nghe.
Hãy chú ý vào những con số, thường speaker sẽ nhấn mạnh vào những con số và thí sinh có thể dựa vào để tìm ra đáp án. Bên cạnh đó, hãy cẩn trọng với những từ gây nhiễu và có ý phủ định như “ However”, “But”, “ Although” vì nó có thể thay đổi nội dung toàn bộ câu trả lời.
5. Điền câu trả lời và kiểm tra ngữ pháp, lỗi chính tả
Sau khi nghe và điền đáp án xong, thí sinh phải rà soát đáp án lại một lần nữa và đây là bước quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Bước kiểm tra lại đáp án giúp thí sinh phát hiện ra lỗi ngữ pháp, từ vựng, số lượng tư và giúp các bạn tránh rơi vào tình trạng bỏ sót câu trả lời.
Một số mẹo nhỏ mà người nghe có thể áp dụng ngay tại bước này:
- Kiểm tra độ phù hợp: Đảm bảo rằng câu trả lời của bạn thật sự phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Đôi khi, việc ghi lại câu trả lời chính xác nhưng không đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi có thể dẫn đến mất điểm.
- Kiểm tra từng từ: Kiểm tra từng từ trong câu trả lời để đảm bảo tính chính xác. Đặc biệt lưu ý đến việc bạn không thay đổi hình thức từ, vì một biến thể nhỏ có thể làm mất đi sự trùng khớp với bản nghe.
- Giữ nguyên câu trả lời nếu chắc chắn: Nếu bạn có đủ tự tin về câu trả lời mà bạn đã ghi, hãy giữ nguyên câu trả lời đó và không thay đổi nó. Tránh thay đổi câu trả lời khi không cần thiết.
III. Thông tin gây nhiễu là gì?
Trong bài thi IELTS Listening, các thông tin gây nhiễu hay còn gọi là distractors thường được đưa ra để thử thách, đánh đố và kiểm tra trình độ nghe hiểu của thí sinh. Thông tin gây nhiễu có thể xuất hiện ở bất kì Section và bất kỳ dạng nào trong bài thi IELTS Listening. Vì vậy để đạt được điểm số cao trong bài thi, thí sinh bắt buộc phải hiểu tình huống và bối cảnh của cuộc hội thoại hoặc thông tin mà người nói muốn hướng tới.
Ví dụ:
A: Hey, are you planning any travel soon?
B: Yes, I’m organizing a trip for a group of friends. We’re heading to New York for a music festival.
A: That sounds exciting! When’s the festival?
B: It’s happening on the 15th of August.
A: That’s awesome! But I guess you’d want to arrive a bit earlier. How about the 13th or the 14th?
B: It has to be the 12th. We’re planning a pre-festival meetup on the 13th.
Đáp án đúng trong câu hỏi này là “12th”, tuy nhiên nếu như đặt trường hợp trong lúc làm bài nghe, sẽ có một số thí sinh sẽ ghi ngay con số đầu tiên mà mình nghe được là “15th” và nghĩ rằng đây là đáp án đúng rồi nghe tiếp sang câu hỏi tiếp theo.
Như thí sinh có thể thấy ở ví dụ trên, tất cả các ngày thay thế được đề cập như “13th, 14th or 15th” đề là những thông tin nhiễu để đánh lừa thí sinh để kiểm tra xem thí sinh có thực sự hiểu chi tiết những gì thí sinh nghe được hay không.
IV. Các loại thông tin gây nhiễu phổ biến
1: Những từ, cụm từ mang tính chỉnh sửa
Not | I’m afraid |
Not really | I think you got it wrong |
Oh no, I’m sorry | There’s a mistake |
No, wait | No I forget |
Các từ này thường xuất hiện trong Section 1,2 và 3, sau khi người nói đưa ra một thông tin nào đó liên quan đến câu trả lời, nhưng có thể do nói nhầm hoặc đọc nhầm, nên muốn sửa lại thông tin- và đây mới là thông tin chính xác.
Ví dụ: A library close at:………..p.m
Customer: Hi there, what time does the library close?
Guardian: Usually, it closes at 5 pm on weekdays. Oh, hold on a second. There’s been an update, and starting today, it closes at 7 pm.
Trong trường hợp này, thông tin ban đầu là thư viện thường đóng cửa vào 5 giờ chiều trong tuần, nhưng sau đó có một thay đổi, thông báo rằng từ hôm nay, thời gian đóng cửa sẽ là 7 giờ tối. Do đó, câu trả lời mới nhất là 7 giờ tối.
=> Câu trả lời là 7pm thay vì 5pm
2: Các từ chỉ các thời điểm khác nhau.
Last / Previous | In the past |
This/ Current | Now/New |
Next | In the future |
Đây là 3 nhóm từ chỉ 3 thời điểm khác nhau cùng 1 thông tin- ở quá khứ/ hiện tại/ tương lai. Thí sinh phải hiểu rõ câu hỏi đang hỏi ở thời điểm nào để tránh bị đánh lừa bởi những từ gây nhiễu trên.
Ví dụ 1:
Man: Excuse me, what’s the price for the gym membership?
Receptionist: It used to be $50 per month. However, due to recent renovations and additional services, it’s now $75, which is $25 more than before.
Trong ví dụ này, thông tin ban đầu là giá thành của việc gia nhập phòng tập gym là 50 đô la mỗi tháng. Tuy nhiên, do các công việc cải thiện cơ sở vật chất và cung cấp các dịch vụ bổ sung gần đây, giá đã tăng lên 75 đô la mỗi tháng, tăng 25 đô la so với trước đây. Điều này ngụ ý rằng có một sự điều chỉnh về giá cước, từ 50 đô lên 75 đô, với mức tăng là 25 đô la.
Ví dụ 2:
Father: Can you tell me the starting time for the soccer practice?
Coach: Well, the current practice starts at four o’clock. However, the new timing for the training session will be at six fifteen.
Trong ví dụ này, thông tin ban đầu là thời gian bắt đầu của buổi tập bóng đá là 4 giờ. Tuy nhiên, thông báo có sự điều chỉnh về thời gian, từ 4 giờ sang 6 giờ 15 phút. Điều này ngụ ý rằng thời gian mới cho buổi tập là vào 6 giờ 15 phút, thay vì 4 giờ như trước đó.
3: Những từ hoặc cụm từ mang nghĩa phủ định
But, however, yet + sự phủ định + đáp án đúng |
Unfortunately, sự phủ định + đáp án đúng |
Rather than…/ Instead of+ …. + phủ định thông tin, đáp án đúng. |
Actually…, đáp án đúng |
Trong trường hợp này, người nói sẽ không chỉnh lại sự nhầm lẫn hoặc thông tin sai mà họ sẽ cung cấp thêm thông tin mang tính phủ định để bác bỏ thông tin trước đó. Vì thế thí sinh cần chú ý đến những thông tin gây nhiễu này vì nó sẽ thay đổi đáp án của bạn.
Ví dụ 1:
Last year, a new room was established. However, that room was burnt down completely only 2 weeks later. The repair cost was too high, so we decided to turn that area into a playground.
Ví dụ 2:
Actually it’s not for shopping today, which would be my normal reason, but to see the dentist.
4: Các từ có phát âm tương đồng nhau
Trong các bài dạng Summary Completion hoặc Table Completion, thí sinh cần phải nghe rõ và cẩn thận các chữ có cách phát âm gần giống nhau để tránh việc điền đáp án sai.
Ví dụ 1:
“ A” , “ 8” và “H”: so sánh âm đuôi:
+ A /eɪ/: không phát âm “âm đuôi”
+ 8 /eɪt/: phát âm “âm đuôi” /t/
+ H /eɪtʃ/: phát âm “âm đuôi” /tʃ/
Ví dụ 2:
“- ty” vs “- teen”:
+ Các số đuôi “- ty” sẽ được nhấn mạnh ở âm đầu, và đuôi –ty đọc nhanh.
+ Các số đuôi “- teen” sẽ được nhấn mạnh và phát âm “âm đầu” dài hơn ở chữ “-teen”.
fourteen /ˌfɔːrˈtiːn/ – forty /ˈfɔːrti/
5: Các từ có chứa prefix mang tính phủ định
Đôi khi người nghe sẽ sử dụng prefix- tiền tố để biến từ thành dạng phủ định của nó thay vì dùng các từ như “not”. Tuy nhiên, các từ này được đọc lướt qua rất nhanh và thí sinh có thể bỏ qua khi chỉ tập trung nghe từ chính vì thế dẫn tới sai thông tin cũng như điền đáp án sai.
Tiền tố | Ý nghĩa | Ví dụ |
Un- | Nghĩa phủ định (không) | Unusual (bất thường), unemployed (thất nghiệp) |
Im- | Impossible (không thể), impolite (bất lịch sự) | |
Dis- | Disrespect (thiếu tôn trọng), disagree (không đồng ý) | |
Il- | Illegal (bất hợp pháp), illiterate (mù chữ) | |
Ir- | Irrational (phi lý trí), irresponsible (vô trách nhiệm) | |
In- | Inexpensive (không đắt), inconvenient (bất tiện) | |
Non- | Non-stop (không ngừng), nonsense (không hợp lý) |
V. 3 cách tránh các loại thông tin gây nhiễu
Cách 1:
Trước khi làm bài, bạn sẽ có 30s-45s trước mỗi phần nghe để đọc qua đề vì thế hãy tập trung xác định cũng như đoán trước đáp án và các yếu tố gây nhiễu có thể dẫn tới đáp án sai. Các yếu tố gây mất tập trung thường là các loại số ( phone numbers, house number, zip codes).
Ví dụ:
Question: When will the party start?
Trước khi nghe, bạn đã dự đoán thời gian bắt đầu sẽ là … AM/PM. Việc tập trung vào yếu tố thời gian cụ thể giúp bạn dễ dàng thu nhận thông tin khi người nói xác định thời gian.
Cách 2:
Trong đối thoại, câu trả lời sai thường được đưa ra trước sau đó sẽ là câu trả lời đúng nếu có những từ gây nhiễu ( however, but,…). Vậy nên thí sinh có thể dự đoán thứ tự mà câu trả lời bài thi đưa ra.
Ví dụ:
Speaker 1: The store opens at 9 AM.
Speaker 2: However, on Saturdays, it opens at 10 AM.
Trong trường hợp này, thông tin đầu tiên là sai khi chỉ ra giờ mở cửa là 9 AM. Nhưng thông tin chính xác sau đó được đưa ra, tạo ra sự chồng lấn thông tin và yêu cầu sự chú ý để lựa chọn đáp án chính xác.
Cách 3:
Không phải đáp án đầu tiên nào cũng là đáp án đúng. Thí sinh nên cẩn thận với tất cả các đáp án các bạn nghe được, đáp án đầu tiên các bạn nghe có thể được sửa và thay đổi thông tin. Vậy nên để tránh sai sót, thí sinh nên dùng biện pháp take note để tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Ví dụ:
Speaker: The meeting is on Wednesday at 2 PM.
Later Speaker: I apologize, it has been rescheduled to Thursday at the same time.
Trong trường hợp này, thông tin ban đầu là buổi họp vào thứ Tư lúc 2 giờ chiều, nhưng sau đó có sự thay đổi. Nếu không chú ý đến thông tin cập nhật, bạn có thể chọn sai nếu tin rằng thứ Tư là ngày họp. Việc ghi chú thông tin quan trọng giúp tránh những sai sót như vậy.
KẾT LUẬN
Trong bài thi IELTS Listening, bạn không nên bỏ trống câu trả lời vì nó sẽ thay đổi điểm số của bạn rất nhiều. Vì thế nếu bạn không nghe được đáp án, hãy dựa vào vị trí của chỗ trống để xác định loại từ ngữ pháp và điền vào một đáp án dựa trên bài nghe mà bạn thấy hợp lý nhất. Hãy cùng Eseed Language Academy giúp bạn tháo gỡ mọi thắc mắc trong quá trình ôn luyện IELTS nhé!
Thông tin liên hệ
Để được tư vấn chi tiết về khóa học IELTS tại ESEED Language, học viên có thể liên hệ theo thông tin bên dưới. Hoặc có thể để lại tại form liên hệ, chúng tôi sẽ phản hồi trong 24h làm việc.
- Hotline: 037.463.6669
- Website: https://eseed.vn
- Email: eseed.languageacademy@gmail.com